Giới thiệu nước Đức

Du lịch Châu Âu - 1.Thông tin cơ bản: Cộng hoà Liên bang Đức (tiếng Đức: Bundesrepublik Deutschland) ngày nay là một nước Đức thống nhất do sự sáp nhập của nước Cộng hoà Dân chủ Đức (Đông Đức) vào nước Cộng hoà Lien bang Đức cũ vào năm 1990. Cộng hòa Liên bang Đức thống nhất hiện nay là một quốc gia liên bang nằm ở Trung Âu và có chung đường biên giới với các nước Đan Mạch (về phía bắc), Ba Lan và Séc (phía đông), Áo và Thuỵ  Sĩ (về phía nam), Pháp, Luxembourg, Bỉ và Hà  Lan (về phía tây). Ở phía bắc, Đức nằm giáp ranh với biển Baltic và Bắc Hải. Đức có diện tích là 357,021 km2 và khí hậu ôn hoà.
Thủ đô và trụ sở của chính phủ Đức nằm tại Berlin nhưng đa số nhân viên của các bộ và nhiều cơ quan liên bang vẫn còn ở tại Bonn, là thủ đô liên bang trước đây (hiện nay là thành phố liên bang). Hệ thống chính trị được tổ chức theo lối liên bang và dân chủ nghị viện: theo điều 20 của Hiến pháp, nước Đức là một quốc gia liên bang dân chủ và xã hội và là một quốc gia pháp quyền. Vào ngày 3 tháng 10 năm 1990 nước Cộng hoà Dân chủ Đức sáp nhập vào quốc gia liên bang này tạo nên nước Đức thống nhất ngày nay bao gồm 16 bang độc lập trên cơ sở hệ thống pháp luật liên bang cũ.
Nước Đức với dân số hơn 82 triệu là quốc gia có dân số lớn thứ nhì của châu Âu sau Nga, ngôn ngữ nói và viết chính thức là tiếng Đức. Đức là một trong những thành viên sáng lập của Liên minh châu Âu và là nước đông dân nhất trong khối này. Đức sử dụng đơn vị tiền tệ chung của châu Âu(EURO) vào năm 1999, EUR trở thành đơn vị tiền tệ chính thức vào năm 2002.
 Khung cảnh nước Đức
2. Điều kiện tự nhiên
Nước Đức nằm trong Trung Âu, giữa 47°16′15″ và 55°03′33″ vĩ độ bắc và 5°52′01″ và 15°02′37″ kinh độ đông. Về phía bắc Đức có ranh giới với Đan Mạch (có chiều dài 67 km), về phía đông-bắc là Ba Lan (442 km), về phía đông là Séc 811 km), về phía đông nam là Áo (815 km không kể ranh giới trên hồ Bodensee), về phía nam là Thụy Sĩ (316 km), với biên giới của lãnh thổ bên ngoài (tiếng Anh: exclave) Büsingen nhưng không kể ranh giới trên hồ Bodensee), về phía tây nam là Pháp (448 km), về phía tây là Luxembourg (135 km) và Bỉ (156 km) và về phía tây bắc là Hà Lan (567 km). Chiều dài ranh giới tổng cộng là 3.757 km. Trong khi ở phía Tây-Bắc bờ biển của biển Bắc và ở phía Đông-Bắc là biển Baltic tạo thành biên giới quốc gia tự nhiên thì về phía Nam nước Đức là một phần của dãy núi Alpen.
Diện tích của Đức là 357,021 km2, trong đó có 349,223 km2 là đất liền và 7,798 km2 là nước. Lãnh thổ bên ngoài duy nhất của Đức là Büsingen nằm trong vùng thượng lưu sông Rhein thuộc về huyện Konstanz của bang Baden-Württemberg. Büsingen có diện tích là 7,62 km² và được bao bọc hoàn toàn bởi 3 bang là Schaffhausen, Thurgau và Zürich. Ngoài ra còn có Kleinwalsertal thuộc Áo và nếu bằng đường bộ hay bằng đường thủy thì chỉ xuyên qua lãnh thổ quốc gia Đức mới có thể đến được.
Tài nguyên thiên nhiên của Đức bao gồm các loại: than, than non, quặng sắt, đồng, urani, kali, muối, gỗ, vật liệu xây dựng, đất trồng.
Tổng cộng có 53,5% diện tích nước Đức là đất nông nghiệp, 29,5% diện tích là đất rừng, 12,3% diện tích là đất ở và đất giao thông (với xu hướng ngày càng tăng) và 1,8% diện tích là nước mặt.
3. Khí hậu
Nước Đức thuộc về vùng khí hậu ôn hòa Trung Âu, trong khu vực của vùng gió Tây và nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa khí hậu biển trong Tây Âu và khí hậu lục địa trong Đông Âu. Ngoài những yếu tố khác, khí hậu chịu ảnh hưởng của dòng hải lưu Golfstream tạo nên những trị khí hậu ấm áp khác thường so với vị trí vĩ độ này.
Điều kiện thời tiết khắt nghiệt như hạn hán kéo dài, gió xoáy (Tornado), băng giá lạnh với nhiệt độ cực thấp hay nóng cao độ tương đối hiếm. Thế nhưng thỉnh thoảng vẫn xuất hiện giông bão mà đã gây ra nhiều thiệt hại nặng như trong năm 2000 và 2002. Tại Đức cũng thường hay xảy ra nước lũ sau thời gian mưa nhiều trong mùa hè (lũ lụt Oder năm 1997, lũ lụt Elbe năm 2002) hay sau khi tan tuyết trong mùa đông mà có thể dẫn đến lụt và gây tàn phá nặng. Hạn hán chủ yếu chỉ xảy ra ở vùng đông bắc nước Đức nhưng đôi lúc cũng ảnh hưởng đến trên toàn nước Đức như lần cuối cùng là trong đợt nóng năm 2003.
Tùy theo vùng mà các trị về khí hậu vượt quá hay thấp dưới giá trị trung bình về khí hậu của toàn nước Đức rất nhiều. Miền Nam Baden ghi nhận nhiệt độ trung bình cả năm cao nhất là 11°C trong khi ở Oberstdorf trị trung bình nằm dưới 6°C. Thêm vào đó một xu hướng nóng lên đang hình thành: theo số liệu của Deutscher Wetterdienst (Nha khí tượng quốc gia Đức) thì ngoại trừ năm 1996 nhiệt độ trung bình của tất cả các năm từ 1988 đều trên nhiệt độ trung bình lâu năm là 8,3°C, trong năm 2003 còn đạt đến 9,9°C. Đặc biệt là mùa hè đã nóng hơn rõ rệt. Thêm vào đó là mùa xuân cứ đến sớm hơn 5 ngày mỗi một thập niên. Nhiệt độ thấp nhất từng được đo ở Đức là - 45,9°C được ghi nhận vào ngày 24 tháng 12 năm 2003 tại Funtensee. Nhiệt độ cao nhất cho đến nay là 40,3°C vào ngày 8 tháng 8 năm 2003 tại Nennig.
4. Xã hội
- Dân số: Diện tích nước Đức chỉ lớn hơn nước láng giềng Ba Lan một chút, nhưng dân số lại nhiều hơn gấp đôi. Trong số đó 68 triệu là người Đức, còn lại 15 triệu là người nước ngoài hay có nguồn gốc từ các nước khác. Khoảng 75 triệu người có quốc tịch Đức, một số ít trong số đó còn có thêm quốc tịch nước khác bên cạnh quốc tịch Đức. Khoảng 7,5 triệu người là người có nguồn gốc di dân, tức là:
+ Những người nước ngoài sống tại Đức mang quốc tịch Đức.
+  Những người có gốc Đức, phần lớn di dân vào Đức từ những quốc gia của Liên bang Xô viết cũ và từ Ba Lan.
- Ngôn ngữ: Ngôn ngữ nói và viết chính thức là tiếng Đức. Bên cạnh tiếng Đức là các ngôn ngữ của những dân tộc thiểu số đã sống lâu đời tại Đức mà đã được công nhận là ngôn ngữ chính thức như tiếng Đan Mạch và các tiếng nói của người Sorben và Friesen.
Tiếng Đức đã từng một thời là ngôn ngữ chung (lingua franca) ở trung tâm châu Âu, Bắc Âu và Đông Âu. Ngày nay tiếng Đức là một trong những ngôn ngữ được dạy nhiều nhất trên thế giới, và là ngoại ngữ được yêu chuộng thứ hai sau tiếng Anh ở châu Âu. Ngoại ngữ được dạy ưu tiên trong trường học là tiếng Anh, kế tiếp theo đó là tiếng Pháp và sau đó là tiếng Nga. Trong những năm gần đây tiếng Tây Ban Nha ngày càng được ưa chuộng hơn.
- Tôn giáo: Hai tôn giáo chính ở Đức là đạo Cơ Đốc và đạo Do Thái. Hồi giáo chỉ mới xuất hiện và lan rộng ở Đức sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Phần lớn đân số Đức theo đạo Cơ Đốc: 32,0% theo đạo Tin Lành (ở Bắc và Đông Đức), 31,7% theo đạo thiên chúa La Mã (ở Tây và Nam Đức), 1,14% theo đạo Cơ Đốc Chính thống. Khoảng 27% người Đức không theo tôn giáo nào cả, phần lớn trong số họ sống ở miền Bắc, nhất là những vùng thuộc về Đông Đức cũ. Số còn lại theo các đạo khác.
5. Thể chế và cơ cấu hành chính
- Thể chế chính trị: Hiến pháp Đức được gọi là "Luật cơ bản ", công bố ngày 23/5/1949.  Mở đầu của Hiến pháp nêu mục đích tôn trọng và bảo vệ phẩm giá con người và đảm bảo cho từng cá thể phát huy tài năng của mình. Nhà nước xây đựng trên 5 nguyên tắc: Cộng hoà, Dân chủ, Liên bang, Pháp quyền và Nhà nước xã hội.
Quốc hội Đức có Hội đồng liên bang (Bundesrat) và Nghị viện (Bundestag):
- Hội đồng Liên bang là cơ quan đại diện của 16 bang, không phải do tổng tuyển cử bầu ra mà do Chính phủ các bang cử với số lượng tỉ lệ thuận với dân số của từng bang. Những đạo luật quan trọng sau khi đã được Nghị viện thông qua phải được Hội đồng liên bang chuẩn y thì Tổng thống mới phê duyệt. Thủ tướng các bang thay nhau làm Chủ tich Hội đồng liên bang với thời hạn 1 năm. Chủ tịch Hội đồng liên bang thực hiện các công việc của Tổng thống khi Tổng thống vắng mặt.
- Nghị viện là đại diện của nhân dân, mỗi khoá kéo dài 4 năm. Hiến pháp quy định các đảng chỉ được vào Nghị viện khi đạt 5 % trở lên phiếu trong các cuộc tổng tuyển cử. Hệ thống bầu cử của Đức rất phức tạp, cử tri phải bỏ 2 lá phiếu: bầu theo đảng và bầu theo từng cá nhân.
Chính phủ hiện nay là Chính phủ liên minh giữa Đảng CDU và đảng SPD
Nguyên thủ quốc gia là tổng thống liên bang với nhiệm vụ đại diện. Nhìn theo nghi thức thì sau tổng thống là Chủ tịch Quốc hội Liên bang, thủ tướng và Chủ tịch Hội đồng Liên bang mà căn cứ vào Hiến pháp là người đại diện cho tổng thống. Lãnh đạo chính phủ là thủ tướng liên bang, người có thẩm quyền quyết định đường lối chính trị của chính phủ liên bang. Thủ tướng do Nghị viện liên bang bầu ra. Tổng thống do Hội đồng liên bang và số đại cử tri bằng nhau của các bang bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm.
Nước Đức là một liên bang, điều đó có nghĩa là hệ thống chính trị của Đức được chia ra làm hai cấp: cấp liên bang, đại diện cho quốc gia về mặt đối ngoại, và cấp tiểu bang của từng bang một. Mỗi cấp đều có cơ quan nhà nước riêng của hành pháp, lập pháp và tư pháp.
Quốc hội Liên bang và Hội đồng Liên bang cùng quyết định về luật lệ của liên bang và có quyền sửa đổi Hiến pháp với đa số 2/3 trong cả hai cơ quan. Quốc hội tiểu bang quyết định về luật lệ cho từng tiểu bang.
- Đảng phái:
* Liên minh '90/ Greens (Claudia ROTH and Reinhard BUETIKOFER)
* Liên minh dân chủ cơ đốc hay CDU (Angela MERKEL)
* Liên minh xã hội cơ đốc hay CSU (Erwin HUBER)
* Đảng dân chủ tự do hay FDPGuido (WESTERWELLE)
* Đảng cánh tả (Lothar BISKY and Oskar LAFONTAINE)
* Đảng dân chủ xã hội hay SPD (Kurt BECK)
6. Hệ thống pháp luật
Hành pháp ở cấp liên bang được hình thành bởi chính phủ liên bang do thủ tướng liên bang lãnh đạo. Thủ hiến tiểu bang (Ministerpräsident) lãnh đạo hành pháp ở cấp tiểu bang. Các cơ quan hành chính ở cấp liên bang và tiểu bang được điều hành bởi các bộ trưởng đứng đầu các cơ quan nhà nước.
Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức tại Karlsruhe giám sát việc tuân thủ hiến pháp. Các tòa án tối cao của Đức là Tòa án Liên bang (Bundesgerichtshof) với trụ sở chính tại Karlsruhe, Tòa án Hành chánh Liên bang tại Leipzig, Tòa án Lao động Liên bang tại Erfurt, Tòa án Xã hội Liên bang tại Kassel và Tòa án Tài chính Liên bang tại München. Phần lớn việc hành luật là trách nhiệm của các tiểu bang. Các tòa án liên bang gần như luôn luôn là tòa án kháng cáo thượng thẩm và xem xét các các quyết định của tòa án tiểu bang theo tính hợp pháp về hình thức và nội dung.
Sau chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871, các nhà nước Nam Đức hợp nhất với Hiệp hội các nhà nước Bắc Đức lập ra đế chế Đức. Ngày 18.01.1871 vua Phổ Wilhelm đệ Nhất được phong làm Hoàng đế. Bismarck, người có công rất lớn trong việc tập hợp các nhà nước cắt cứ Đức thành một nước Đức thống nhất, đã làm Thủ tướng suốt 19 năm.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, nước Đức bị chia cắt thành hai quốc gia: CHLB Đức và CHDC Đức
- Ngày 7/9/1949, ở phần đất phía Tây đã tổ chức tuyển cử, bầu Nghị viện Tây Đức và tuyên bố thành lập nước CHLB Đức.
- Ngày 7/10/1949, ở phần phía Đông, nước CHDC Đức được thành lập.
- Ngày 3/10/1990, các bang ở phía đông (CHDC Đức cũ) sát nhập vào CHLB Đức và được coi là ngày Quốc khánh (ngày thống nhất) của nước CHLB Đức. Ngày 24/6/1991 Quốc hội CHLB Đức đã bỏ phiếu chọn Berlin làm Thủ đô của CHLB Đức.
8. Văn hoá
Văn học tiếng Đức có từ thời kỳ Trung cổ, các tác giả Đức được coi là quan trọng nhất bao gồm Johann Wolfgang von Goethe và Friedrich Schiller cũng như Heinrich Heine và Anh em nhà Grimm; trong thế kỷ 20 là những người đoạt Giải thưởng Nobel về văn học Thomas Mann (1929), Hermann Hesse (1946), Heinrich Böll (1972) và Günter Grass (1999).
Hình ảnh nước Đức
Trong lãnh vực âm nhạc nước Đức có nhiều nhà soạn nhạc có tiếng trên thế giới mà nổi tiếng nhất là Johann Sebastian Bach và Ludwig van Beethoven. Những nhà soạn nhạc khác có tầm cỡ thế giới là Robert Schumann, Richard Wagner, Johannes Brahms và Richard Strauss.
Đức là một quốc gia có nền âm nhạc hiện đại thuộc vào hàng sống động và đa dạng nhất châu Âu, nhưng nhạc viết bằng tiếng Đức thì lại không có thị trường lớn bên ngoài lãnh thổ các nước nói tiếng này (Đức, Áo, Thụy Sĩ).
Ẩm thực ở Đức rất đa dạng và thay đổi tùy theo vùng. Ẩm thực Đức nổi tiếng trước tiên là các món ăn "nặng" như giò heo luộc với bắp cải ngâm chua (Sauerkraut). Ở phía Nam người ta còn dùng nhiều mì sợi các loại. Các món ăn đặc sản còn có xúc xích trắng (Weißwurst) ở Bayern hay bao tử heo (Saumagen) ở vùng Pfalz. Ngoài ra người Đức rất yêu thích bia (cũng khác nhau tùy theo vùng) và rượu vang. Vì theo điều kiện khí hậu nên trồng và uống rượu vang phổ biến ở phía Tây và Nam của Đức nhiều hơn là ở phía Bắc và Đông.
Hệ thống giáo dục thuộc về trách nhiệm của từng tiểu bang nhưng được phối hợp qua hội nghị liên bang của các bộ trưởng văn hóa.
Tùy theo tiểu bang, tất cả trẻ em đều có nghĩa vụ phải học từ 9 đến 12 năm. Trong khi ở một số bang chương trình phổ thông chỉ kéo dài 12 năm, thì ở các bang khác tới những 13 năm. Sau khi tốt nghiệp bậc trung học (lớp 10), thanh niên ở Đức có nhiều sự lựa chọn. Họ có thể học nghề ở các trường dạy nghề, hay học hết phổ thông để lấy bằng Abitur (tương đương với bằng tốt nghiệp phổ thông ở Việt Nam). Sau Abitur họ có thể chọn học tiếp ở trường đại học (Universität hay Hochschule) hay trường đại học thực hành (Fachhochschule). Chỉ trong những trường hợp đặc biệt bằng tốt nghiệp của trường đại học thực hành (FH-Diplom) mới có khả năng được công nhận để tiếp tục làm luận án phó tiến sĩ tại các trường đại học. Ngược lại bằng cao học (master) của một trường đại học thực hành về cơ bản cho phép được tiếp tục làm bằng phó tiến sĩ.
10. Ngày nghỉ lễ tết

Phần lớn các ngày lễ ở Đức đều bắt nguồn từ các ngày lễ của giáo hội giống như lễ Giáng Sinh và lễ Phục Sinh. Trong khi ngày quốc khánh (3/10) và ngày 1/5 được quy định rõ trong luật liên bang là ngày lễ của toàn quốc, thì những ngày lễ còn lại đều do luật của mỗi tiểu bang tự quy định riêng. Ví dụ, trong khi những người ở Bayern được nghỉ lễ thì những người sống ở Berlin vẫn phải đi làm bình thường.
Giới thiệu nước Đức Giới thiệu nước Đức Reviewed by mp3aid on 6:44 AM Rating: 5

No comments:

Powered by Blogger.