Vương quốc Campuchia
Vương quốc Campuchia (cũng còn được gọi là Căm Bốt (theo tiếng Pháp: Cambodge) hay Cao Miên (theo âm Hán-Việt của từ "Khmer"), là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương ở vùng Đông Nam Á, giáp với vịnh Thái Lan ở phía Nam, Thái Lan ở phía Tây, Lào ở phía Bắc và Việt Nam ở phía Đông.
Campuchia có ngôn ngữ chính thức là tiếng Khmer, thuộc nhóm Môn-Khmer trong hệ Nam Á.
Lịch sử
Nền văn minh đầu tiên được biết tại Campuchia xuất hiện vào khoảng thiên niên kỷ thứ nhất; từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 13, nền văn minh Khmer đã phát triển rực rỡ ở đây.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Phù Nam (Funan) là vương quốc cổ, tồn tại từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7, thời thịnh trị có lãnh thổ rộng lớn ở phía nam bán đảo Đông Nam Á, bao gồm Campuchia, nam Việt Nam, nam Thái Lan ngày nay. Lúc này ở khu vực Bắc Campuchia và Nam Lào có một thuộc quốc là Chân Lạp (Chenla) được hình thành từ thế kỷ 5 của tộc người Môn-Khmer. Vào thế kỷ 7, Chân Lạp thoát khỏi sự lệ thuộc vào Phù Nam rồi chiếm toàn bộ lãnh thổ Phù Nam.
Triều đại cầm quyền của Chân Lạp có nguồn gốc từ nhân vật thần thoại Campu, lấy nàng Naga (con gái thần nước, biến từ rắn thành thiếu nữ). Tên gọi "Campuchia", xuất hiện vào khoảng thế kỷ 10, gắn với tên nhân vật này. Sau năm 707, Chân Lạp tách thành hai quốc gia Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp.
Sau hàng thế kỷ (từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18) bị mất đất đai và dân số cho các quốc gia Thái Lan và Việt Nam thì Campuchia lại bị bảo hộ bởi Pháp trong Liên bang Đông Dương vào năm 1863. Sau sự xâm chiếm của Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai thì Pháp lại quay lại. Campuchia tuyên bố độc lập vào năm 1953, trở thành một vương quốc. Năm 1960, Thái tử Norodom Sihanouk lên làm Quốc trưởng chứ không làm vua sau khi vua cha mất. Ông thi hành chính sách trung lập.
Địa lý
Campuchia có ngôn ngữ chính thức là tiếng Khmer, thuộc nhóm Môn-Khmer trong hệ Nam Á.
Lịch sử
Nền văn minh đầu tiên được biết tại Campuchia xuất hiện vào khoảng thiên niên kỷ thứ nhất; từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 13, nền văn minh Khmer đã phát triển rực rỡ ở đây.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Phù Nam (Funan) là vương quốc cổ, tồn tại từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7, thời thịnh trị có lãnh thổ rộng lớn ở phía nam bán đảo Đông Nam Á, bao gồm Campuchia, nam Việt Nam, nam Thái Lan ngày nay. Lúc này ở khu vực Bắc Campuchia và Nam Lào có một thuộc quốc là Chân Lạp (Chenla) được hình thành từ thế kỷ 5 của tộc người Môn-Khmer. Vào thế kỷ 7, Chân Lạp thoát khỏi sự lệ thuộc vào Phù Nam rồi chiếm toàn bộ lãnh thổ Phù Nam.
Triều đại cầm quyền của Chân Lạp có nguồn gốc từ nhân vật thần thoại Campu, lấy nàng Naga (con gái thần nước, biến từ rắn thành thiếu nữ). Tên gọi "Campuchia", xuất hiện vào khoảng thế kỷ 10, gắn với tên nhân vật này. Sau năm 707, Chân Lạp tách thành hai quốc gia Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp.
Sau hàng thế kỷ (từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18) bị mất đất đai và dân số cho các quốc gia Thái Lan và Việt Nam thì Campuchia lại bị bảo hộ bởi Pháp trong Liên bang Đông Dương vào năm 1863. Sau sự xâm chiếm của Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai thì Pháp lại quay lại. Campuchia tuyên bố độc lập vào năm 1953, trở thành một vương quốc. Năm 1960, Thái tử Norodom Sihanouk lên làm Quốc trưởng chứ không làm vua sau khi vua cha mất. Ông thi hành chính sách trung lập.
Địa lý
Diện tích Campuchia khoảng 181.040 km², có 800 km biên giới với Thái Lan về phía bắc và phía tây, 541 km biên giới với Lào về phía đông bắc, và 1.137 km biên giới với Việt Nam về phía đông và đông nam. Nước này có 443 km bờ biển dọc theo Vịnh Thái Lan.
Đặc điểm địa hình nổi bật là một hồ lớn ở vùng đồng bằng được tạo nên bởi sự ngập lụt. Đó là hồ Tonle Sap (Biển Hồ), có diện tích khoảng 2.590 km² trong mùa khô tới khoảng 24.605 km² về mùa mưa. Đây là một đồng bằng đông dân, phù hợp cho cấy lúa nước, tạo thành vùng đất trung tâm Campuchia. Phần lớn (khoảng 75%) diện tích đất nước nằm ở cao độ dưới 100 mét so với mực nước biển, ngoại trừ dãy núi Cardamon (điểm cao nhất là 1.771 m), phần kéo dài theo hướng bắc-nam về phía đông của nó là dãy Voi (cao độ 500-1.000 m) và dốc đá thuộc dãy núi Dangrek (cao độ trung bình 500 m) dọc theo biên giới phía bắc với Thái Lan.
Nhiệt độ dao động trong khoảng 10-38 °C. Campuchia có các mùa mưa nhiệt đới: gió tây nam từ Vịnh Thái Lan/Ấn Độ Dương đi vào đất liền theo hướng đông bắc mang theo hơi ẩm tạo thành những cơn mưa từ tháng 5 đến tháng 10, trong đó lượng mưa lớn nhất vào khoảng tháng 9, tháng 10; gió đông bắc thổi theo hướng tây nam về phía biển trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, với thời kỳ ít mưa nhất là tháng 1, tháng 2.
Campuchia cũng là quốc gia có nhiều loài động vật quí hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voi và bò tót khổng lồ. Rất nhiều loài đang đứng trước hiểm họa diệt chủng do nạn săn trộm và phá rừng.
Dân cư và ngôn ngữ
Campuchia là quốc gia thuần nhất về dân cư với hơn 90% dân số là người Khmer và nói tiếng Khmer, ngôn ngữ chính thức. Số còn lại là người Việt, người Hoa, người Chàm và người Thượng sống tập trung ở miền núi phía bắc và đông bắc.
Phật giáo Tiểu thừa bị Khmer Đỏ hủy diệt đã được phục hồi là tôn giáo chính thức, với khoảng 95% dân số. Phật giáo Đại thừa chủ yếu tập trung trong cộng đồng người Việt và người Hoa. Hồi giáo và đạo Bà la môn ở các cộng đồng Chăm, Thiên chúa giáo chiếm khoảng 2% dân số...
Tiếng Pháp và tiếng Anh được nhiều người Campuchia sử dụng như là ngôn ngữ thứ hai và thông thường là ngôn ngữ phải học trong các trường phổ thông và đại học. Nó cũng được sử dụng thường xuyên trong chính quyền. Một số lớn trí thức mới của Camphuchia được đào tạo tại Việt Nam là một thuận lợi cho quan hệ kính tế, văn hóa ba nước Đông Dương.
Cuộc nội chiến có ảnh hưởng mạnh đến cấu trúc dân số Campuchia. Độ tuổi trung bình là 20.6, với hơn 50% dân cư trẻ hơn 25 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ là 0.95, thấp nhất trong số các quốc gia tiểu khu vực sông Mê Kông[2]. Trong số người Campuchia độ tuổi hơn 65, tỷ lệ nữ/nam là 1.6:1.
Du lịch
Du lịch tại Campuchia tập trung chia làm 5 vùng trọng điểm.
1. Vùng thủ đô Phnôm Pênh:
* Cung điện Hoàng gia Campuchia
* Chùa Bạc
* Bảo tàng Quốc gia Phnom Penh
* Tượng đài Độc lập Phnôm Pênh (Vimean Akareach)
* Tượng đài Hữu nghị Việt Nam - Campuchia
* Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng
* Chùa Wat Phnom
* Trung tâm Diệt chủng Choeung Ek
* Cố đô OOdong
* Phnom Đa/Angkor Borei
* Tháp Bà Đen - Prasat Neang Khmau
* Tonle Bati/Ta Prohm
* Núi Ta Mao và Vườn thú Ta Khmau
* Đảo Mekong - làng thủ công Koh Okhna Tey
Nghệ thuật
Kiến trúc của Campuchia phần lớn được biết đến nhờ vào những công trình được xây dựng từ thời thời Khmer cổ đại (khoảng cuối thế kỷ 12, đầu thế kỷ 13). Đạo Phật và tư duy huyền thoại có ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật trang trí các công trình kiến trúc vĩ đại này.
Đặc trưng cơ bản của kiến trúc giai đoạn này là được xây dựng từ vật liệu gỗ, tre nứa hoặc rơm rạ và đá. Nhưng những gì còn lại ngày nay người ta có thể chiêm ngưỡng là các công trình bằng đá tảng như các bức tường thành, đường sá,... và các ngôi đền hoặc các con đường có những bao lơn tạc hình con rắn chín đầu, vươn cao 2-3 m, xòe rộng phủ bóng xuống mặt đường. Còn hình thức chung của các ngôi đền là có đỉnh chóp nhọn, bốn mặt đền được chạm trổ các bức phù điêu miêu tả cuộc sống con người ở thế giới bên kia, hoặc cuộc sống hiện tại của người dân Campuchia bấy giờ, hay cuộc chiến với nước láng giềng vũ nữ dân gian (Ápsara) với thân hành mềm mại, cân đối đang múa khá uyển chuyển, và sự tham gia của cả những con khỉ, con ngựa trong sử thi Ramanaya của Ấn Độ.
Bên cạnh đó, hình thức khắc những ký tự hay con số cũng rất phổ biến ở công trình. Các ngôi đền thường có một cửa còn ở ba phía còn lại của đền cũng có cửa nhưng chỉ là giả, để tạo cảm giác đối xứng cho ngôi đền. Công trình nổi tiếng nhất ở đây là ngôi đền Bayon với 200 gương mặt của thần Avalokitesvara (một dạng của Quan Âm Bồ Tát).
Chiêm ngưỡng những công trình này, ta không thể không khâm phục sức mạnh phi thường và bàn tay tài ba của những người dân Khmer cổ đại. Kiến trúc của Campuchia cũng có ảnh hưởng lớn đến kiến trúc của Thái Lan và người Chăm của Việt Nam.
Văn hóa
Ẩm thực
Ẩm thực Campuchia, cũng như thói quen ẩm thực của nhiều dân tộc thuộc nền văn minh lúa nước trong khu vực châu Á, cho thấy những đặc điểm riêng biệt. Người dân Campuchia có thói quen ăn gạo tẻ và ăn nhiều cá hơn thịt. Vào các ngày lễ tết, nông thôn cũng như thành thị đều có gói bánh tét, bánh ít. Phần lớn trong mỗi gia đình đều có mắm bồ hóc để ăn quanh năm.
Ẩm thực Campuchia ảnh hưởng phong cách mạnh mẽ của Ấn Độ và Trung Hoa, hầu hết các món ăn có vị lạt, ngọt và béo. Món ăn Ấn Độ tìm thấy hầu hết ở các gia vị được dùng chủ yếu là cay như sa tế, ớt, tiêu, nhục, hồi v.v. Món ăn Trung Hoa được tìm thấy nhiều với vị lạt và khá béo, nhiều dầu mỡ nhất là mang phong cách ẩm thực vùng Tứ Xuyên.
Âm nhạc
Dàn nhạc ngũ âm và các nhạc cụ truyền thống tạo ra các tác phẩm độc đáo mang đậm phong cách giống Thái Lan và Lào tương tự nhau.
Văn học
Nổi tiếng nhất là thể loại trường ca Riêm kê là thể loại sáng tác bằng thơ ca dân gian dài hàng vạn câu. Cốt truyện chủ yếu vay mượn từ sử thi Ramayana của Ấn Độ.
Những ngày lễ chính của Campuchia
Người Campuchia cũng giống như các quốc gia khác đều sử dụng Tây lịch. Tuy nhiên, trừ một số ngày lễ của người Khmer, họ sử dụng lịch Campuchia như ngày lễ Tết, lễ nhập điền hay lễ cầu hôn. Lịch Khmer có thể sớm hay muộn hơn lịch Tây tùy vào thời điểm của năm. Dự giao thoa về văn hóa và dân cư khiến cho một số ngày lễ của Campuchia có thêm một số ngày lễ như Tết Việt Nam và Trung Quốc, tết Đoan Ngọ, v.v.
* Ngày 7 tháng 1 hàng năm: ngày giải phóng đất nước khỏi chế độ Khmer Đỏ
* Ngày 13, 14, 15 tháng 4 năm 2008: ngày tết của người Khmer
* Ngày 13, 14, 15 tháng 5 hàng năm: sinh nhật nhà vua Sihamoni
* Ngày 19 tháng 5 năm 2008: ngày lễ Phật giáo năm 2007 trùng với ngày Quốc tế lao động
* Ngày 23 tháng 5 năm 2008: ngày lễ cầu mùa Hoàng Cung
* Ngày 18 tháng 6 hàng năm: ngày sinh nhật Hoàng thái hậu Norodom Monineath Sihanouk
* Ngày 24 tháng 9 hàng năm: ngày hiến pháp quốc gia
* Ngày 28, 29, 30 tháng 09 năm 2008: ngày báo hiếu cha
* Ngày 23 tháng 10 hàng năm: ngày ký hiệp định hòa bình Paris
* Ngày 29 tháng 10 hàng năm: ngày nhà vua đăng quang
* Ngày 31 tháng 10 hàng năm: ngày sinh nhật Thượng hoàng Sihanouk
* Ngày 09 tháng 11 hàng năm: ngày Quốc khánh
* Ngày 11, 12, 13 tháng 11 năm 2008: ngày lễ hội rước nước, đua thuyền
* Ngày 10 tháng 12 hàng năm: ngày lễ nhân quyền
Đặc điểm địa hình nổi bật là một hồ lớn ở vùng đồng bằng được tạo nên bởi sự ngập lụt. Đó là hồ Tonle Sap (Biển Hồ), có diện tích khoảng 2.590 km² trong mùa khô tới khoảng 24.605 km² về mùa mưa. Đây là một đồng bằng đông dân, phù hợp cho cấy lúa nước, tạo thành vùng đất trung tâm Campuchia. Phần lớn (khoảng 75%) diện tích đất nước nằm ở cao độ dưới 100 mét so với mực nước biển, ngoại trừ dãy núi Cardamon (điểm cao nhất là 1.771 m), phần kéo dài theo hướng bắc-nam về phía đông của nó là dãy Voi (cao độ 500-1.000 m) và dốc đá thuộc dãy núi Dangrek (cao độ trung bình 500 m) dọc theo biên giới phía bắc với Thái Lan.
Nhiệt độ dao động trong khoảng 10-38 °C. Campuchia có các mùa mưa nhiệt đới: gió tây nam từ Vịnh Thái Lan/Ấn Độ Dương đi vào đất liền theo hướng đông bắc mang theo hơi ẩm tạo thành những cơn mưa từ tháng 5 đến tháng 10, trong đó lượng mưa lớn nhất vào khoảng tháng 9, tháng 10; gió đông bắc thổi theo hướng tây nam về phía biển trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, với thời kỳ ít mưa nhất là tháng 1, tháng 2.
Campuchia cũng là quốc gia có nhiều loài động vật quí hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voi và bò tót khổng lồ. Rất nhiều loài đang đứng trước hiểm họa diệt chủng do nạn săn trộm và phá rừng.
Dân cư và ngôn ngữ
Campuchia là quốc gia thuần nhất về dân cư với hơn 90% dân số là người Khmer và nói tiếng Khmer, ngôn ngữ chính thức. Số còn lại là người Việt, người Hoa, người Chàm và người Thượng sống tập trung ở miền núi phía bắc và đông bắc.
Phật giáo Tiểu thừa bị Khmer Đỏ hủy diệt đã được phục hồi là tôn giáo chính thức, với khoảng 95% dân số. Phật giáo Đại thừa chủ yếu tập trung trong cộng đồng người Việt và người Hoa. Hồi giáo và đạo Bà la môn ở các cộng đồng Chăm, Thiên chúa giáo chiếm khoảng 2% dân số...
Tiếng Pháp và tiếng Anh được nhiều người Campuchia sử dụng như là ngôn ngữ thứ hai và thông thường là ngôn ngữ phải học trong các trường phổ thông và đại học. Nó cũng được sử dụng thường xuyên trong chính quyền. Một số lớn trí thức mới của Camphuchia được đào tạo tại Việt Nam là một thuận lợi cho quan hệ kính tế, văn hóa ba nước Đông Dương.
Cuộc nội chiến có ảnh hưởng mạnh đến cấu trúc dân số Campuchia. Độ tuổi trung bình là 20.6, với hơn 50% dân cư trẻ hơn 25 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ là 0.95, thấp nhất trong số các quốc gia tiểu khu vực sông Mê Kông[2]. Trong số người Campuchia độ tuổi hơn 65, tỷ lệ nữ/nam là 1.6:1.
Du lịch
Du lịch tại Campuchia tập trung chia làm 5 vùng trọng điểm.
1. Vùng thủ đô Phnôm Pênh:
* Cung điện Hoàng gia Campuchia
* Chùa Bạc
* Bảo tàng Quốc gia Phnom Penh
* Tượng đài Độc lập Phnôm Pênh (Vimean Akareach)
* Tượng đài Hữu nghị Việt Nam - Campuchia
* Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng
* Chùa Wat Phnom
* Trung tâm Diệt chủng Choeung Ek
* Cố đô OOdong
* Phnom Đa/Angkor Borei
* Tháp Bà Đen - Prasat Neang Khmau
* Tonle Bati/Ta Prohm
* Núi Ta Mao và Vườn thú Ta Khmau
* Đảo Mekong - làng thủ công Koh Okhna Tey
Nghệ thuật
Kiến trúc của Campuchia phần lớn được biết đến nhờ vào những công trình được xây dựng từ thời thời Khmer cổ đại (khoảng cuối thế kỷ 12, đầu thế kỷ 13). Đạo Phật và tư duy huyền thoại có ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật trang trí các công trình kiến trúc vĩ đại này.
Đặc trưng cơ bản của kiến trúc giai đoạn này là được xây dựng từ vật liệu gỗ, tre nứa hoặc rơm rạ và đá. Nhưng những gì còn lại ngày nay người ta có thể chiêm ngưỡng là các công trình bằng đá tảng như các bức tường thành, đường sá,... và các ngôi đền hoặc các con đường có những bao lơn tạc hình con rắn chín đầu, vươn cao 2-3 m, xòe rộng phủ bóng xuống mặt đường. Còn hình thức chung của các ngôi đền là có đỉnh chóp nhọn, bốn mặt đền được chạm trổ các bức phù điêu miêu tả cuộc sống con người ở thế giới bên kia, hoặc cuộc sống hiện tại của người dân Campuchia bấy giờ, hay cuộc chiến với nước láng giềng vũ nữ dân gian (Ápsara) với thân hành mềm mại, cân đối đang múa khá uyển chuyển, và sự tham gia của cả những con khỉ, con ngựa trong sử thi Ramanaya của Ấn Độ.
Bên cạnh đó, hình thức khắc những ký tự hay con số cũng rất phổ biến ở công trình. Các ngôi đền thường có một cửa còn ở ba phía còn lại của đền cũng có cửa nhưng chỉ là giả, để tạo cảm giác đối xứng cho ngôi đền. Công trình nổi tiếng nhất ở đây là ngôi đền Bayon với 200 gương mặt của thần Avalokitesvara (một dạng của Quan Âm Bồ Tát).
Chiêm ngưỡng những công trình này, ta không thể không khâm phục sức mạnh phi thường và bàn tay tài ba của những người dân Khmer cổ đại. Kiến trúc của Campuchia cũng có ảnh hưởng lớn đến kiến trúc của Thái Lan và người Chăm của Việt Nam.
Văn hóa
Ẩm thực
Ẩm thực Campuchia, cũng như thói quen ẩm thực của nhiều dân tộc thuộc nền văn minh lúa nước trong khu vực châu Á, cho thấy những đặc điểm riêng biệt. Người dân Campuchia có thói quen ăn gạo tẻ và ăn nhiều cá hơn thịt. Vào các ngày lễ tết, nông thôn cũng như thành thị đều có gói bánh tét, bánh ít. Phần lớn trong mỗi gia đình đều có mắm bồ hóc để ăn quanh năm.
Ẩm thực Campuchia ảnh hưởng phong cách mạnh mẽ của Ấn Độ và Trung Hoa, hầu hết các món ăn có vị lạt, ngọt và béo. Món ăn Ấn Độ tìm thấy hầu hết ở các gia vị được dùng chủ yếu là cay như sa tế, ớt, tiêu, nhục, hồi v.v. Món ăn Trung Hoa được tìm thấy nhiều với vị lạt và khá béo, nhiều dầu mỡ nhất là mang phong cách ẩm thực vùng Tứ Xuyên.
Âm nhạc
Dàn nhạc ngũ âm và các nhạc cụ truyền thống tạo ra các tác phẩm độc đáo mang đậm phong cách giống Thái Lan và Lào tương tự nhau.
Văn học
Nổi tiếng nhất là thể loại trường ca Riêm kê là thể loại sáng tác bằng thơ ca dân gian dài hàng vạn câu. Cốt truyện chủ yếu vay mượn từ sử thi Ramayana của Ấn Độ.
Những ngày lễ chính của Campuchia
Người Campuchia cũng giống như các quốc gia khác đều sử dụng Tây lịch. Tuy nhiên, trừ một số ngày lễ của người Khmer, họ sử dụng lịch Campuchia như ngày lễ Tết, lễ nhập điền hay lễ cầu hôn. Lịch Khmer có thể sớm hay muộn hơn lịch Tây tùy vào thời điểm của năm. Dự giao thoa về văn hóa và dân cư khiến cho một số ngày lễ của Campuchia có thêm một số ngày lễ như Tết Việt Nam và Trung Quốc, tết Đoan Ngọ, v.v.
* Ngày 7 tháng 1 hàng năm: ngày giải phóng đất nước khỏi chế độ Khmer Đỏ
* Ngày 13, 14, 15 tháng 4 năm 2008: ngày tết của người Khmer
* Ngày 13, 14, 15 tháng 5 hàng năm: sinh nhật nhà vua Sihamoni
* Ngày 19 tháng 5 năm 2008: ngày lễ Phật giáo năm 2007 trùng với ngày Quốc tế lao động
* Ngày 23 tháng 5 năm 2008: ngày lễ cầu mùa Hoàng Cung
* Ngày 18 tháng 6 hàng năm: ngày sinh nhật Hoàng thái hậu Norodom Monineath Sihanouk
* Ngày 24 tháng 9 hàng năm: ngày hiến pháp quốc gia
* Ngày 28, 29, 30 tháng 09 năm 2008: ngày báo hiếu cha
* Ngày 23 tháng 10 hàng năm: ngày ký hiệp định hòa bình Paris
* Ngày 29 tháng 10 hàng năm: ngày nhà vua đăng quang
* Ngày 31 tháng 10 hàng năm: ngày sinh nhật Thượng hoàng Sihanouk
* Ngày 09 tháng 11 hàng năm: ngày Quốc khánh
* Ngày 11, 12, 13 tháng 11 năm 2008: ngày lễ hội rước nước, đua thuyền
* Ngày 10 tháng 12 hàng năm: ngày lễ nhân quyền
Vương quốc Campuchia
Reviewed by mp3aid
on
4:26 AM
Rating:
No comments: