Du Lịch lễ hội
Đối với du lịch lễ hội chúng ta có thể chọn : Huế, Hà Nội, Chùa Hương.....rất nhiều và rất nhiều điểm viếng thăm lễ hội, dưới đây là 1 số thông tin về lễ hội ở huế
Gần đây, dân bản xứ chính gốc Huế than rằng: bún bò Huế đã bớt cay. Sự việc là từ những năm cuối thế kỷ trước đến nay, du khách tứ xứ đến Huế ngày càng đông và để đáp ứng khẩu vị của các loại “thượng đế” ấy, các tiệm/quán bún bò đã phải giảm bớt... ớt. Đây là một trong những ví dụ chỉ ra khía cạnh xung khắc của du lịch và văn hóa (truyền thống/bản sắc).
Gần đây, dân bản xứ chính gốc Huế than rằng: bún bò Huế đã bớt cay. Sự việc là từ những năm cuối thế kỷ trước đến nay, du khách tứ xứ đến Huế ngày càng đông và để đáp ứng khẩu vị của các loại “thượng đế” ấy, các tiệm/quán bún bò đã phải giảm bớt... ớt. Đây là một trong những ví dụ chỉ ra khía cạnh xung khắc của du lịch và văn hóa (truyền thống/bản sắc).
Một tình hình khá phổ biến là tổ chức các lễ hội để thu hút khách du lịch theo hướng biến lễ hội thành “sản phẩm văn hóa” làm mất chức năng vốn có của lễ hội là liên kết cộng đồng, theo đó lễ hội có thể bị “biên tập” lại hoặc thêm thắt các tiết mục tân kỳ, nêm các thứ gia vị toàn cầu, hoặc cắt bớt và tẩy trùng để phù hợp với thị hiếu của các loại khách “sang trọng”, ham thích khám phá cái mới lạ.
Đối với du khách, vốn mong muốn phát hiện một nền văn hóa bên ngoài quốc gia mình, trong trường hợp này, thay vì hiểu biết phong phú đích thực thì họ chỉ nhận được một sự dàn cảnh của cái đích thực bằng những thứ màu mè, phù phiếm và giả tạo.
Ở xứ ta trong thời gian qua, lễ hội được hiểu một cách đơn giản chủ nghĩa là “lễ + hội” mà không nhận thức được lễ và hội là một chỉnh thể, là các bộ phận thống nhất nhau về mục đích - ý nghĩa, nhắm vào một chủ đề cụ thể: hoặc để tôn vinh tưởng niệm một đối tượng thiêng liêng hay để thể hiện một công ước nào đó của hiện tại đối với quá khứ, ký ức của cộng đồng. Nói cách khác, lễ và hội là lý và sự của một tổng thể “lý sự viên dung”.
Chính từ cách hiểu chia cắt lễ và hội thành hai bộ phận tách biệt nên lễ đi một đường hội đi một nẻo mà thường thấy là: lễ là nghi thức đọc diễn văn khai mạc dài dòng về mục đích, ý nghĩa, thậm chí cả tình hình và nhiệm vụ, phương hướng và kế hoạch văn xã, kinh tế; và hội là một tập thành ca nhạc múa tổng hợp, cộng với các trò diễn tân kỳ pha xảo thuật ánh sáng, âm thanh và biểu diễn thời trang, thi trang phục các dân tộc...
Phương châm chính là “sôi nổi và mới lạ”, do đó lễ hội truyền thống chỉ còn là những hoạt động “phong phú đa dạng” được tiến hành nhân dịp ngày lễ truyền thống đó, mà không đếm xỉa gì đến việc thể hiện/biểu đạt ý nghĩa đích thực của bản thân lễ hội đó. Kịch bản của lễ hội như vậy là lạc đề, không tuân thủ chủ đề/ ý nghĩa lịch sử văn hóa vốn đã được xác lập qua thời gian, hoặc tự đặt ra một chủ đề chung mang tính chất tuyên truyền cổ động.
Một sự thật được nhiều công trình nghiên cứu thế giới lưu ý là ngành công nghiệp du lịch là phương tiện chuyển tải toàn cầu hóa, có khả năng gây ra những biến đổi căn bản trong cộng đồng văn hóa tiếp đón. Ngoài xu hướng du lịch biến văn hóa theo “qui luật chung”, còn phải kể đến những tác hại chủ quan của bên cung ứng du lịch mà trước hết là sự non kém về kỹ năng, sự chủ quan và cẩu thả.
Chúng ta không đứng trên quan điểm của chủ nghĩa thuần khiết (bảo thủ tính nguyên bản/truyền thống, chống lại sự cải tiến, pha tạp), nhưng yêu cầu cơ bản của các nỗ lực tái tạo/sáng tạo lễ hội truyền thống là có những giới hạn cơ bản, không thể vượt qua, nếu không thì đó chỉ là những show diễn lợi dụng cờ phướn, lỗ bộ, trống nhạc tưng bừng mà vô nghĩa - thậm chí xúc phạm truyền thống, sai lệch bản sắc. Một chuyên gia tổ chức /thực hiện lễ hội chí ít phải là người nắm được kỹ năng và kiến thức về vũ đạo, nghệ thuật tạo hình và văn hóa dân gian.
Có vậy họ mới đề ra được chủ đề cho kịch bản lễ hội, thiết kế các biểu tượng/vật thể phúng dụ (để biểu đạt tư tưởng, khái niệm trừu tượng khiến chúng có được những ngụ ý), chế tác/ chọn lựa các dụng cụ, đạo cụ, chọn màu sắc (cho vải vóc, cờ phướng dụng cụ, đạo cụ) chọn và phối nhạc cho diễn trình cuộc lễ và đạo diễn (chỉ đạo các vai diễn, các nhóm diễn diễn xuất theo một ý đồ thống nhất).
Hiệu quả chung có được cảnh diễn đồ sộ không phải chỉ do số lượng đông đảo diễn viên mà còn ở sự lộng lẫy của màu sắc, và đặc biệt là ở tài sắp xếp các động tác và nhịp điệu. Cũng có thứ lễ hội không tán thành sự lộng lẫy xa hoa mà đòi hỏi trở về với tính thuần khiết giản dị và trang nghiêm.
Du Lịch lễ hội
Reviewed by mp3aid
on
4:20 AM
Rating:
No comments: